Lượt xem: 466

Hiệu quả xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới ở Mỹ Phước

Mỹ Phước được mệnh danh là vùng đất của xã Anh hùng của huyện Mỹ Tú. Trong chiến tranh, nhân dân một lòng đoàn kết đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, khi đất nước được hòa bình, người dân ngày càng phát huy sự đoàn kết trong công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
    Là xã nông nghiệp thuần túy, kinh tế của người dân chủ yếu là trồng lúa nước, năm 2010 khi địa phương bắt tay vào xây dựng NTM thì gặp rất nhiều khó khăn nhất là nhu cầu về vốn để thực hiện hoàn thành các tiêu chí. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu bước vào xây dựng NTM, Mỹ Phước đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm huy động các nguồn lực, vận dụng linh hoạt, lồng ghép với các chương trình khác để tập trung nguồn vốn đầu tư các công trình xây dựng trọng điểm, hoàn thành các tiêu chí theo lộ trình. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Điểm cốt lõi trong phát triển và duy trì phong trào xây dựng NTM là phát huy vai trò chủ thể của người dân. Đặc biệt là luôn nhất quán quan điểm vừa huy động sức người dân vừa thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ. Qua đó, nhân dân trên địa bàn xã đã tích cực tham gia, ủng hộ, góp công, góp của đóng góp xây dựng NTM bằng nhiều hình thức. 

    Đơn cử như hộ ông Nguyễn Văn Phương - ấp Phước Thới A. Khi địa phương phát động xây dựng NTM, ông thấy được lợi ích của việc xây dựng NTM và những khó khăn của địa phương nhất là về nguồn vốn, nên ông đã bàn với gia đình hiến tặng 300m2 đất trị giá trên 100 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp Phước Thới A. Hiện công trình đã xây dựng hoàn thành và trở thành địa điểm để bà con trong ấp sinh hoạt, hội họp mang lại ý nghĩa rất thiết thực.

    Khi hỏi về lý do việc hiến tặng đất xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, ông Nguyễn Văn Phương bộc bạch: “Tôi còn đất trống nên hiến cho chính quyền để cất nhà sinh hoạt cộng đồng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ban ngành, đoàn thể, chính quyền và bà con có chỗ nơi làm việc, hội họp”.

    Hay việc làm thiết thực nhất đối với việc phát triển sản xuất của bà con trong xã nói chung, ấp Phước Thọ B, Phước Thọ C nói riêng, đó là việc đóng góp 3,7 tỷ đồng của hộ ông Nguyễn Hoàng Quốc - ấp Phước Thọ B để cùng với địa phương hoàn thành 2 trạm bơm Phước Thọ B, Phước Thọ C phục vụ việc sản xuất lúa của bà con.

Nông thôn mới ở Mỹ Phước.

    Theo lời của ông Hoàng Quốc thì: “Mỹ Phước là vùng đất trũng, bà con canh tác lúa theo cách truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ nên gặp rất nhiều khó khăn, chi phí đầu vào rất cao mà năng suất lại thấp. Là người dân địa phương nên ông hiểu được nổi vất vả đó, vì thế ông đã bàn với gia đình quyết định góp một phần công sức vào để xây dựng 2 trạm bơm, phục vụ việc tưới tiêu trong sản xuất lúa. Nhờ đó, diện tích 500 ha lúa của bà con được sản xuất theo quy trình khép kín, xuống giống đồng loạt nên năng suất tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở vụ Hè Thu đã giúp bà con giảm chi phí, tăng lợi nhuận nên bà con rất phấn khởi. Điều này cũng góp phần rất lớn trong việc giảm nghèo ở địa phương”.

    Qua 10 năm xây dựng NTM, xã Mỹ Phước đã huy động từ xã hội hóa được trên 122 tỷ 700 triệu đồng, chiếm 45,96% tổng nguồn vốn huy động. Qua đó, thực hiện mới các công trình phục vụ nhân dân như xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi nội đồng và các công trình phúc lợi xã hội; làm hàng rào, cột cờ...

    Đến nay, xã đã đạt được 14/19 tiêu chí với diện mạo nông thôn có sự chuyển biến tích cực. Sản xuất lúa từ rời rạc nay được tổ chức lại, hợp tác sản xuất cánh đồng mẫu, đầu tư đê bao, xây dựng trạm bơm, đưa điện hóa vào sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân; đời sống văn hóa nhân dân được nâng lên, các ấp thi đua giữ vững danh hiệu ấp văn hóa nhiều năm liền; nhà ở khang trang, đường làng ngõ xóm sạch, đẹp, cờ, đèn, hoa được các hộ dân thực hiện; các công trình trạm y tế, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở được xây dựng kiên cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện cho người dân an tâm lao động sản xuất, nâng cao thu nhập. Tính đến nay, thu nhập bình quân của người dân ước khoảng 37 triệu đồng/người/năm, tăng 2,63%, giảm 146 hộ nghèo. 

    Đồng chí Phạm Minh Kết - Chủ tịch UBND, Phó trưởng Ban chỉ đạo NTM xã Mỹ Phước cho biết: “Mỹ Phước là xã vùng sâu, địa bàn rộng, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của các cấp, Ban chỉ đạo xây dựng NTM mới xã đã tăng cường truyên truyền, vận động nhân dân trong thực hiện NTM, đặc biệt là tham gia xã hội hóa thực hiện các tiêu chí. Cùng với đó, quan tâm công khai, minh bạch trong dân về các vấn đề liên quan; qua đó, bà con rất nhiệt tình hưởng ứng, hiến đất, ngày công lao động và góp tiền để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, cầu giao thông nông thôn, trường học, trạm bơm, nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng… Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo NTM xã tiếp tục tuyên truyền, vận động đi vào chiều sâu, nâng cao ý thức của người dân tự giác tham gia xây dựng NTM; đồng thời củng cố, nâng chất những tiêu chí đã đạt được trong thực hiện NTM”.

    Năm 2020, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã Mỹ Phước tiếp tục phát huy  và giữ vững những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới. Với sự chung sức chung lòng, giữa ý đảng - lòng dân, tin rằng Mỹ Phước sớm thực hiện đạt 19/19 tiêu chí NTM trong thời gian không xa, góp phần tô đẹp thêm mảnh đất Mỹ Tú anh hùng. 
Phối Võ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 61
  • Hôm nay: 7359
  • Trong tuần: 78,066
  • Tất cả: 11,801,386